Đặt vòng tránh thai là gì? Quy trình thực hiện
15 mins read

Đặt vòng tránh thai là gì? Quy trình thực hiện

Một trong những cách ngừa thai mà chị em phụ nữ quan tâm là đặt vòng tránh thai. Đây là phương pháp được đánh giá là an toàn và hiệu quả trong việc ngừa thai ngoài ý muốn. Bài viết dưới đây của Circa sẽ cung cấp cho bạn các thông tin về việc đặt vòng tránh thai này.  

Vòng tránh thai là gì? 

Vòng tránh thai là một dụng cụ giúp ngừa thai cho phụ nữ. Chiếc vòng này được bác sĩ đưa vào cơ thể người phụ nữ và đặt tại tử cung. Sau khi đặt vòng tránh thai, nữ giới có thể ngừa thai từ 3 đến 10 năm, tùy thuộc thương hiệu vòng đặt. Nếu sau đó muốn sinh con, bác sĩ sẽ làm thủ thuật tháo vòng ra.

Đặt vòng tránh thai là gì? Cơ chế hoạt động của vòng tránh thai như thế nào? Quy trình đặt vòng như thế nào? Hãy cùng Circa tìm hiểu nhé!
Vòng tránh thai là dụng cụ giúp phụ nữ không bị mang thai ngoài ý muốn 

Cơ chế hoạt động của vòng tránh thai 

Tất cả các vòng tránh thai đều có cơ chế kích hoạt phản ứng miễn dịch. Khi được đưa vào cơ thể, vòng tránh thai được cơ thể nhận diện như một “kẻ xâm lược”. Cơ thể sẽ bắt đầu “hành động” để tự vệ. Quá trình này dẫn đến phản ứng viêm. Tình trạng viêm trong tử cung sẽ tạo ra một môi trường độc hại cho tinh trùng. Kết quả là tinh trùng không thể di chuyển đến ống dẫn trứng để thụ tinh.

Ngoài ra, những tính chất khác của vòng tránh thai (bằng đồng và nội tiết) cũng ngăn tinh trùng rời khỏi tử cung. Cụ thể như sau:

  • Vòng tránh thai bằng đồng: Tăng cường phản ứng viêm, khiến cho niêm mạc tử cung (nội mạc tử cung) bị viêm. Trong trường hợp tinh trùng thụ tinh được với trứng thì niêm mạc tử cung cũng khiến trứng khó làm tổ và phát triển ở đó. 
  • Vòng tránh thai nội tiết: Giải phóng một lượng nhỏ hormon progestin levonorgestrel theo thời gian. Levonorgestrel làm đặc chất nhầy ở cổ tử cung, khiến cho tinh trùng khó bơi đến ống dẫn trứng hơn. Nó cũng làm mỏng niêm mạc tử cung và làm ức chế một phần khả năng rụng trứng trong chu kỳ kinh nguyệt.   

Quy trình đặt vòng tránh thai diễn ra như thế nào? 

Quá trình đặt vòng tránh thai mất khoảng mười lăm phút hoặc ít hơn. Bạn có thể tham khảo quy trình đặt vòng như sau:

  • Bạn sẽ nằm lên giường, đầu gối ở tư thế cong, hai chân mở ra và được đỡ trên bàn đạp. 
  • Bác sĩ có thể tiêm thêm thuốc tê gần vùng cổ tử cung để giảm bớt cảm giác đau hay khó chịu.   
  • Bác sĩ sẽ dùng mỏ vịt để mở rộng âm đạo. 
  • Sau đó, vòng tránh thai vào cơ thể nữ giới qua đường âm đạo. Chị em phụ nữ có thể cảm thấy chuột rút mức độ nhẹ đến dữ dội trong quá trình đặt vòng. 

Thời điểm đặt vòng tránh thai cho từng trường hợp như sau:

  • Chị em phụ nữ nên thực hiện đặt vòng tránh thai sau khi sạch kinh. 
  • Với nữ giới sau khi sinh con ngả âm đạo thì có thể đặt vòng tránh thai sau 6 tuần. 
  • Trong khi đó, nữ giới sinh con bằng phương pháp mổ nên đặt vòng kể từ 3 tháng sau sinh trở lên để tử cung có nhiều thời gian nghỉ ngơi. 
  • Những trường hợp sau khi sảy thai, phá thai thì chỉ nên đặt vòng khi kinh nguyệt trở lại đều đặn. 

Ai có thể và không thể đặt vòng tránh thai? 

Hầu hết phụ nữ có sức khỏe tốt đều có thể sử dụng vòng tránh thai.

Những đối tượng nên sử dụng vòng tránh thai bao gồm:

  • Đang mang thai. 
  • Đang bị nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI). 
  • Người có nguy cơ cao mắc STI. 
  • Người bị ung thư cổ tử cung hoặc ung thư tử cung. 
  • Người bị chảy máu âm đạo không rõ nguyên nhân. 

Nếu bị dị ứng với kim loại đồng hoặc mắc bệnh Wilson thì nữ giới không nên sử dụng vòng tránh thai bằng đồng.

Ngoài ra, phụ nữ bị bệnh gan hay ung thư vú/nguy cơ cao mắc ung thư vú cũng không nên sử dụng vòng tránh thai nội tiết tố.

Phụ nữ đang mang thai không được sử dụng vòng tránh thai 

Đặt vòng tránh thai có an toàn không? 

Vòng tránh thai là dụng cụ an toàn với cơ thể. Mặc dù một số tác dụng phụ có thể xảy ra nhưng hầu hết đều nhẹ và với tần suất rất hiếm.

Vòng tránh thai có thể làm gián đoạn chu kỳ kinh nguyệt:

  • Vòng tránh thai bằng đồng có thể làm cho cơn đau bụng kinh trầm trọng hơn và làm tăng chảy máu kinh nguyệt, đặc biệt là trong vài tháng đầu sau khi đặt vòng tránh thai. 
  • Vòng tránh thai nội tiết tố có thể khiến kinh nguyệt không đều, đặc biệt là trong vài tháng đầu sau khi đặt. 

Thời gian đầu sau khi đặt vòng, dây của vòng tránh thai có thể gây cảm cứng, khó chịu và có thể nhận điều này khi quan hệ tình dục. Theo thời gian, dây vòng sẽ mềm hơn.

Những lưu ý khi đặt vòng tránh thai 

Sau khi đặt vòng tránh thai, không nên đưa bất kỳ vật thể nào, kể cả cốc nguyệt san vào âm đạo trong ít nhất 24 giờ. Tốt nhất  nên tránh tắm hay bơi lội trong 1 ngày đầu sau khi đặt vòng.

Ngoài ra, chị em phụ nữ có thể thấy co thắt nhẹ ở tử cung sau khi làm thủ thuật đặt vòng tránh thai (chuột rút nhẹ trong thời gian từ 3 –  6 tháng). Để giảm đau, phụ nữ có thể trao đổi với bác sĩ, dược sĩ về việc dùng thuốc.

Một số trường hợp có thể bị chảy máu bất thường trong vài tháng đầu tiên đặt vòng. Có người kéo dài lên đến 6 tháng sau khi đặt vòng. Hiện tượng này sẽ giảm dần theo thời gian. Nếu tình trạng chảy máu vẫn kéo dài và ngày càng nhiều, chị em phụ nữ nên liên hệ với bác sĩ để được thăm khám sớm.

Đặc biệt, trong vòng 3 tháng đầu tiên sau khi đặt vòng, nữ giới nên thực hiện kiểm tra hằng tháng để đảm bảo vẫn cảm nhận được dây vòng. Để tìm dây vòng, bạn có thể đưa ngón tay sạch vào âm đạo, sợi dây sẽ nhô ra so với cổ tử cung từ 2,5 – 5 cm. Nếu sợi dây ngắn hay dài hơn bình thường thì có thể vòng tránh thai đã bị di chuyển. Trong trường hợp này, có thể đến cơ sở kiểm tra hoặc dùng thêm phương pháp ngừa thai khác để đảm bảo không mang thai ngoài ý muốn.

Không nên đưa bất kỳ vật gì vào âm đạo trong vòng 24 giờ sau khi đặt vòng tránh thai 

Đặt vòng tránh thai bao nhiêu tiền? Thực hiện ở đâu? 

Tại hầu hết các bệnh viện thì chi phí đặt vòng tránh thai dao động trong khoảng 300.000 – 1.000.000 VNĐ. Chi phí này khác nhau theo từng cơ sở y tế hay loại vòng tránh thai. Bạn có thể đến những bệnh viện lớn ở địa phương để thực hiện thủ thuật này. Một số bệnh viện để tham khảo như: 

  • Bệnh viện Phụ sản Trung Ương. 
  • Bệnh viện Bạch Mai. 
  • Bệnh viện Trung ương Huế. 
  • Bệnh viện Đa khoa Bình Định. 
  • Bệnh viện Từ Dũ. 
  • Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM. 

Những câu hỏi thường gặp 

Đặt vòng tránh thai bao lâu thì quan hệ được? 

Trong vòng ít nhất 24 giờ sau khi đặt vòng tránh thai, bạn không nên quan hệ tình dục.

Đặt vòng tránh thai có đau không? 

Nhiều người sẽ cảm thấy hơi khó chịu nhưng không quá đau đớn. Bạn có thể bị chuột rút nhẹ khi bác sĩ đặt vòng tránh thai vào người. Một số người bị chóng mặt hoặc ngất xỉu khi đứng dậy ngay sau khi làm thủ thuật.  

Đặt vòng tránh thai bao lâu thì tháo được? 

Bạn có thể tháo vòng tránh thai khỏi cơ thể khi vòng đã hết hạn.[4] Tùy từng loại vòng tránh thai mà có thời hạn sử dụng khác nhau, cụ thể:

  • Paragard: Tác dụng trong 10 năm. 
  • Mirena: Tác dụng trong 8 năm. 
  • Liletta: Tác dụng trong sáu năm. 
  • Kyleena: Tác dụng trong năm năm. 
  • Skyla: Tác dụng trong ba năm. 

Ngoài ra, chị em phụ nữ có thể thực hiện tháo vòng tránh thai khi:

  • Khi bạn muốn mang thai. 
  • Khi bạn bị các tác dụng phụ như: chảy nhiều máu, đau đầu dữ dội, cảm thấy đau đớn. 
  • Khi bạn xuất hiện tình trạng nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục. 
  • Vòng tránh thai bị dịch chuyển ra khỏi tử cung hoặc bị vỡ. 
  • Khi bạn có thai trong lúc đang đặt vòng tránh thai. 

Tháo vòng tránh thai bao lâu thì đặt lại được? 

Bác sĩ có thể đưa một chiếc vòng tránh thai mới ngay sau khi tháo vòng cũ.

Vòng tránh thai có tụt khi quan hệ không? 

Vòng tránh thai hiếm khi tụt khi quan hệ tình dục. Nghiên cứu chỉ ra rằng, có khoảng 2-10% trường hợp bị rơi vòng tránh thai trong năm đầu tiên sau khi gắn vào tử cung.

Hy vọng bài viết trên của Circa đã cung cấp cho bạn đọc đầy đủ thông tin về việc đặt vòng tránh thai. Nếu cần biết thêm thông tin, chị em phụ nữ có thể liên hệ bác sĩ sản phụ khoa để được tư vấn cụ thể nhé! 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *